Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

3 Cách chữa viêm amidan mãn tính hiệu quả nhất

Viêm amidan là một trong số những bệnh về đường hô hấp thường gặp nhất từ xưa đến nay. Điều trị viêm amidan cấp tính không khó, nhưng do thiếu hiểu biết mà nhiều người đã để bệnh tiến triển và chuyển thành viêm amidan mãn tính – một căn bệnh khó chữa hơn nhiều và làm cho sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng rất lớn. Bài viết này cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về bệnh viêm amidan và hướng điều trị hiệu quả nhất.

Viêm amidan là gì?

Amidan là cơ quan ở phía sau của cổ họng, là nơi “tiếp nhận” các vi khuẩn, virus gây bệnh đầu tiên của cơ thể. Chúng cũng có chức năng sản sinh ra các kháng thể tự nhiên để chống lại sự nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, như khi có quá nhiều vi khuẩn hay vi rút xâm nhập, amidan sẽ bị quá tải, sưng lên và bị viêm. Tình trạng đó gọi là viêm amidan.
(Hình ảnh mang tính minh hoạ)

Nguyên nhân viêm amidan theo Tây y

  • Do vi khuẩn, virus: Bệnh phát triển do cơ thể bị nhiễm lạnh, do các vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, hemophilus influenzae, phế cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn B tan huyết nhóm A), virus (Adenovirut, Rhinovirut, vi rút cúm, sởi, ho gà,…) đã có ở họng hay mũi có cơ hội phát triển gây nên bệnh.
  • Do tạng bạch huyết: Hạch bạch huyết phát triển mạnh hơn bình thường cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới viêm amidan.

Phân loại và triệu chứng

Viêm amidan có 2 thể phổ biến là cấp tính và mãn tính. Tùy thuộc vào từng thể mà triệu chứng viêm amidan sẽ khác nhau.
1.Viêm amidan cấp tính:
Đây là giai đoạn đầu tiên khi bị viêm amidan. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên.
– Biểu hiện:
+ Triệu chứng ban đầu có thể thấy là tình trạng cảm giác rét sởn gai rồi sốt từ 39-40 độ C.
+ Nuốt đau nuốt vướng, đau và rát họng như có vật chặn lại trong họng.
+ Lưỡi trắng, bẩn, miệng khô, cảm giác mệt mỏi, chán ăn,…
+ Thở khò khè, đêm ngáy to, quan sát thấy amidan sưng to và tấy đỏ.
+ Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây nên ho từng cơn, đau rát và có đờm nhầy, có thể đau tức ngực, giọng khàn nhẹ.
2.Viêm amidan mãn tính:
Viêm Amidan mạn tính là hiện tượng tái đi tái lại nhiều lần do yếu tố chủ quan mà không điều trị dứt điểm. Hoặc do các loại thuốc không hợp, không có công hiệu thực sự trong việc điều trị viêm amidan cấp tính. Uống nhiều thuốc kháng sinh nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, lúc này người bệnh đã nhờn thuốc.
Tuỳ theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, mà viêm Amidan có thể (quá phát) hoặc Amidan có thể nhỏ lại (xơ chìm). Ở thể quá phát thường gặp ở trẻ nhỏ: 2 amidan sưng to vượt quá trụ trước và trụ sau, niêm mạc họng có màu đỏ, khám thấy bên trong hốc có đóng mủ. Thể xơ chìm: thường gặp ở người lớn tuổi, amidan teo lại, màu đỏ sẫm, hai amidan nhỏ, bề mặt gồ ghề, xơ trắng chằng chịt, ấn thấy mủ chảy ra.
– Biểu hiện:
+ Hay sốt vặt, nhất là về chiều.
+ Ho khan từng cơn, nhất là vào buổi sáng sớm.
+ Có cảm giác khó chịu, nuốt vướng như có vật gì ở cổ họng, đau đôi khi lan lên vùng tai.
+ Hơi thở thường xuyên có mùi hôi tuy đã vệ sinh tốt.
+ Cơ thể gầy yếu, xanh xao, thể trạng kém,…

Biến chứng do viêm amidan 

Viêm amidan có thể dẫn tới nhiều biến chứng, cả những biến chứng nhỏ tại xung quanh khu vực bị viêm cho đến những biến chứng ảnh hưởng tới toàn cơ thể.
  • Biến chứng quanh khu vực amidan: viêm tấy xung quanh amidan, áp xe amidan hay áp xe quanh amidan.
  • Biến chứng gần: viêm thanh quản – khí quản – phế quản, viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm tấy hay áp xe thành bên họng, viêm tấy các hạch dưới hàm.
  • Biến chứng xa hơn: viêm tim, viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp hoặc thậm chí là nhiễm trùng huyết.
  • Biến chứng toàn thân: điển hình là hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em.
  • Viêm amidan cũng làm ảnh hưởng rất nhiều tới việc nuốt, thở và phát âm của người bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm amidan 

1/ Điều trị bằng Tây y
(Hình ảnh mang tính minh hoạ)
– Sử dụng thuốc:
Trường hợp viêm amidan sẽ được chỉ định dùng phối hợp các loại thuốc sau:
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh toàn thân, nhóm thuốc hay sử dụng nhất là b lactam như clamoxyl, augmentine, zinnat, cephalexine,… Trong trường hợp nghi ngờ viêm amidan do liên cầu b tan huyết nhóm A, phải tiến hành điều trị ngay bằng kháng sinh chống liên cầu như pennicilin G và kéo dài quá trình điều trị trong 2 tuần.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol là thuốc chủ đạo hay được thầy thuốc sử dụng do tính an toàn cao nếu sử dụng đúng cách và đúng liều.
  • Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: các men chống viêm a choay, amitase.
  • Thuốc giảm ho.
  • Súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối 0,9%…
  • Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine…
  • Với viêm amidan mạn tính thường có chỉ định điều trị bằng điều chỉnh độ pH tại chỗ để chuyển môi trường của lông chuyển niêm mạc họng về môi trường kiềm, làm cho vi khuẩn khó phát triển. Nếu cần thiết có thể chỉ định cắt amidan.
*Ưu điểm:
  • Hiệu quả nhanh.
  • Thời gian điều trị ngắn.
*Nhược điểm:
– Bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng nhờn thuốc do việc lạm dụng thuốc không thông qua ý kiến chuyên môn của bác sĩ. Do hiện tượng nhờn thuốc, thuốc uống lần sau phải mạnh hơn lần trước và hiệu quả điều trị cũng giảm theo thời gian (đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người bệnh có bệnh tiến triển thành mãn tính).
– Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể khiến cơ thể gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng tới dạ dày, gan, thận, gây rối loạn đường tiêu hoá, tăng men gan, suy thận, suy tim, tăng huyết áp….
2/ Điều trị bằng phẫu thuật
Y học hiện đại chủ yếu chỉ định phương pháp phẫu thuật cắt amidan trong điều trị các trường hợp bệnh mãn tính, đặc biệt khi bệnh nặng, amidan trở thành một “ổ bệnh” gây hại cho cơ thể.
Tuy phẫu thuật cắt amidan chỉ là một tiểu phẫu, vẫn có những biến chứng nguy hiểm đi kèm như gây xuất huyết không cầm được, bị câm không nói được, gây chấn thương các mô xung quanh, có thể gây tắc đường thở dẫn tới tử vong. Ngoài ra, các biến chứng của gây tê, gây mê khi phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Bệnh nhân sau phẫu thuật khả năng tái phát cũng khá cao.
3/ Điều trị bằng Đông y
Quan điểm điều trị bệnh viêm amidan bằng đông y khác hoàn toàn với tây y, tây y lấy điều trị triệu chứng làm chính, hết triệu chứng tức là khỏi bệnh. Tuy nhiên, điều trị bằng đông y đi sâu tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của bệnh, việc điều trị sẽ tập trung giải quyết vấn đề nguyên nhân đó, đồng thời điều trị triệu chứng cho bệnh nhân. Bệnh nhân khỏi bệnh khi triệu chứng hết, các nguyên nhân gây bệnh cũng đã được giải quyết, âm dương cân bằng, sức đề kháng được nâng cao để chống lại tác nhân gây bệnh, bệnh khỏi một cách triệt để.
Các bài thuốc đông y thường được sử dụng, như Ngưu bàng thang gia giảm, Ngân kiều tán gia giảm hay Ích Khí thanh kim thang gia giảm,… do vậy tập trung giải quyết căn nguyên gây ra bệnh viêm amidan này theo cơ chế như sau:
Theo Đông y, họng hầu là cửa ngõ của phế (phổi) vào cơ thể, amidan nằm ở cửa ngõ này nên nguyên khí sẽ dễ bị hao tổn, không đủ để chống lại ngoại tà xâm nhập mà amidan lại là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên của tà khí. Do phong nhiệt uất kết tại họng đốt cháy tân dịch sinh ra đờm kết hợp với phong nhiệt từ bên ngoài xâm nhập vào gây ra viêm amidan. Ngoài ra bệnh cũng phát sinh từ nguyên nhân do các chức năng của tạng phủ (Tỳ hư, Can hỏa phạm phế, Thận khí hư) mất điều hoà.
Từ những phân tích trên đây, rất nhiều các bác sĩ, lương y, thầy thuốc không ngừng  nghiên cứu kỹ công dụng, khả năng tương tác của từng vị thuốc, phương thức bào chế dược liệu để tìm ra bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh tối ưu. Nổi bật trong số đó là bài thuốc Thanh hầu Bổ phế thang của các bác sĩ Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Vinacare. Đây là một trong số ít những bài thuốc nhận được sự đánh giá cao cả từ phía các chuyên gia và người bệnh.
Bài thuốc Thanh hầu Bổ phế thang điều trị bệnh viêm amidan mãn tính hiệu quả
Bài thuốc gồm các vị: kinh giới, xạ can, kim ngân hoa, trần bì, hạnh nhân, cát cánh, tang diệp, cúc hoa… và các vị thuốc bí truyền khác. Trong đó, Xạ can có tác dụng kháng viêm giải nhiệt, tiêu đàm giải nhiệt lợi yết hầu, Kim ngân hoa có tác dụng kháng khuẩn rộng, ức chế khá mạnh đối với khuẩn gây bệnh, kháng viêm và giải nhiệt rõ rệt; Trần bì có tác dụng kháng viêm kháng khuẩn, …
Bên cạnh đó, các vị Kinh giới, Cát cánh, Tang diệp, Đại thanh hiệp… quy vào các kinh Phế, Can và Thận, còn có tác dụng trừ phong thanh nhiệt, bổ thận, nhuận gan, bổ phế, hoạt huyết, bổ huyết, lợi hầu, tuyên phế thấu chẩn, nâng cao thể trạng giúp cơ thể chống lại được những tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả.
Trong quá trình ứng dụng bài thuốc vào việc điều trị, các bác sĩ, lương y của Trung tâm căn cứ vào căn nguyên gây ra bệnh cũng như thể trạng và bệnh sử của từng bệnh nhân để gia giảm, đưa ra bài thuốc hiệu quả giải quyết triệt để bệnh. Nhờ vậy, bài thuốc đã khắc phục được nhược điểm của Tây y khi có thể chữa cho tất cả các đối tượng bệnh nhân, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai hay cho con bú. Việc điều trị từ căn nguyên gây bệnh (là các tạng phủ Phế, Tỳ, Can) cùng với nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bài thuốc giúp cho người bệnh hạn chế tối đa được khả năng bệnh tái phát.
Bên cạnh tác dụng điều trị bệnh, bài thuốc có các thành phần có hiệu quả bồi bổ cơ thể, lại có thế mạnh về nguồn dược liệu sạch, quy trình bào chế chuẩn theo quy định GACP-WHO nên bài thuốc hoàn toàn có thể được sử dụng trong thời gian dài mà không hề gây tác dụng phụ cho người sử dụng.
Trong suốt hơn 10 năm ứng dụng tại Trung tâm, bài thuốc Thanh hầu Bổ phế thang đã điều trị hiệu quả cho gần 10.000 bệnh nhân viêm amidan mãn tính, trong đó có trên 80% số người bệnh đã đạt hiệu quả điều trị tốt chỉ sau 2 – 3 tháng sử dụng thuốc. Con số trên vừa là những đánh giá chính xác nhất về bài thuốc, cũng là động lực để đội ngũ y bác sĩ của Trung tâm tiếp tục cố gắng trong tương lại.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

dang ky tu van

Bài liên quan

Đây là bài cũ nhất


EmoticonEmoticon